Search

Lưu ý
  • Folder doesn't exist or doesn't contain any images

Chức năng - Nhiệm vụ phòng Đào tạo

I. CHỨC NĂNG

Là đơn vị tham mưu giúp Hiệu trưởng trong các hoạt động về:

- Tổ chức, quản lý và phát triển đào tạo đối với toàn bộ các hệ đào tạo của nhà trường theo quy định của pháp luật; quản lý và phát triển thư viện.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý công tác: khảo thí; xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong; kiểm định chất lượng trong giáo dục nghề nghiệp.

II. NHIỆM VỤ

1. Quản lý phát triển chương trình, giáo trình đào tạo, mở các ngành, nghề mới

- Nghiên cứu và đề xuất với Ban Giám hiệu về các mục tiêu, định hướng phát triển về quy mô, cơ cấu ngành nghề và phương thức tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với điều kiện của nhà trường;

- Chủ trì lập hồ sơ và đăng ký mở ngành học mới; hồ sơ điều chỉnh quy mô đào tạo các ngành học theo yêu cầu;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm trong việc sửa đổi, điều chỉnh chương trình cho phù hợp với yêu cầu đào tạo và xây dựng chương trình cho các ngành học mới;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và phối hợp với các khoa, phòng tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ học tập, giảng dạy;

- Quản lý các chương trình, giáo trình đào tạo của các ngành nghề và hệ đào tạo trong nhà trường;

- Chủ trì xây dựng đề án thành lập các trung tâm về đào tạo và đánh giá.

2. Thực hiện nhiệm vụ trong công tác tuyển sinh, mở lớp, khai giảng, bế giảng

- Xác định và trình Hiệu trưởng phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành, nghề các hệ đào tạo của trường và thực hiện đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh với Bộ Nông nghiệp & PTNT;

- Xây dựng quy chế tuyển sinh hàng năm đối với các hệ đào tạo trong nhà trường theo quy định;

- Thường trực hội đồng xét tuyển HSSV các hệ đào tạo. Tổng hợp danh sách trúng tuyển, phân bổ ngành nghề đào tạo, soạn thảo các quyết định mở lớp trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức nhập học, học tập đầu khóa cho học sinh, sinh viên;

- Phối hợp với trung tâm Tuyển sinh và giới thiệu việc làm của Nhà trường để tổ chức tuyển sinh;

- Chủ trì trong công tác khai giảng, bế giảng năm học, khóa học.

3. Tổ chức, quản lý hoạt động giảng dạy, học tập trong nhà trường

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình Hiệu trưởng ban hành các văn bản quản lý đào tạo. Đề xuất với Hiệu trưởng ban hành những quy định về quản lý quá trình đào tạo các bậc, hệ đào tạo của Trường;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch giảng dạy toàn khoá, năm học, học kỳ theo chương trình đào tạo và trình Hiệu trưởng phê duyệt;

- Tổ chức để các đơn vị đào tạo xây dựng kế hoạch giáo viên, lịch giảng dạy của giáo viên từng học kỳ, năm học; thẩm định và trình Hiệu trưởng duyệt;

- Tham gia xây dựng các hợp đồng đào tạo với các đơn vị liên kết; thỏa thuận/hợp đồng đưa học sinh, sinh viên đi đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp.

- Soạn thảo Quyết định, kế hoạch đưa học sinh, sinh viên đi đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp; phối hợp với các khoa chuyên môn trong việc theo dõi, quản lý quá trình đào tạo và thực tập của học sinh, sinh viên tại doanh nghiệp theo kế hoạch, đề cương đã phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức mở đào tạo các lớp liên kết, liên thông, các lớp bồi dưỡng, học chuyên đề, ôn tập theo nhu cầu đào tạo được Ban Giám hiệu phê duyệt;

- Thực hiện theo dõi, quản lý công tác báo cáo, tổng hợp giờ giảng của  giáo viên định kỳ theo quy định học kỳ, năm học từ các phòng, khoa, trung tâm;

- Xây dựng kế hoạch triển khai thi tay nghề, thi học sinh giỏi cho HSSV;

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hội giảng các cấp, đánh giá kỹ năng nghề, thi thiết bị đào tạo tự làm các cấp và thi thiết kế bài giảng điện tử của giáo viên;

- Thực hiện công tác báo cáo về toàn bộ các hoạt động đào tạo của nhà trường theo yêu cầu của Ban Giám hiệu và các cơ quan quản lý cấp trên.

4. Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, học tập

- Tổ chức, giám sát việc thực hiện của các đơn vị đối với công tác giảng dạy theo kế hoạch, tiến độ, thời khóa biểu đã được duyệt; điều chỉnh kế hoạch theo yêu cầu tình hình thực tế;

- Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thường trực của Ban thanh tra đào tạo nhà trường, bao gồm các nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch thanh tra đào tạo tháng, học kỳ, năm học;

+ Giúp việc cho trưởng ban thanh tra đào tạo trong việc tổ chức thực hiện thanh tra đào tạo theo kế hoạch đã được phê duyệt;

+ Tổng hợp kế hoạch thanh tra, dự giờ của các đơn vị và tổ chức theo dõi việc thực hiện theo kế hoạch của các đơn vị;

+ Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban Thanh tra và Hiệu trưởng;

+ Lưu trữ hồ sơ thanh tra, kiểm tra;

- Theo dõi, giám sát lưu lượng đào tạo lái xe ô tô các hạng; phối hợp quản lý hồ sơ đào tạo lái xe.

5. Quản lý hoạt động thi, xét công nhận tốt nghiệp và công tác giáo vụ

- Lập kế hoạch thi, thi lại, học lại, xét cảnh báo học tập và xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên các hệ đào tạo;

- Phối hợp, tham gia và giám sát các hoạt động về thi, thi lại, học lại của học sinh sinh viên; chủ trì kiểm tra thẩm định tính chính xác của việc chấm thi thường xuyên, đột xuất hoặc khi có phản ánh. Lập quyết định hội đồng thi và tham gia giám sát kỳ thi chứng chỉ lái xe ô tô;

- Thường trực hội đồng và hoàn thiện các văn bản xét điều kiện dự thi, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh sinh viên theo quy chế;

- Quản lý và phối hợp với các khoa khai thác sử dụng bộ ngân hàng đề thi trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên;

- Chủ trì thực hiện công tác tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập của học sinh sinh viên theo hướng độc lập giữa quá trình đào tạo và quá trình đánh giá;

- Chủ trì tổ chức các hội đồng thi khối văn hóa THPT hệ GDTX theo công văn yêu cầu của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc: thi khảo sát, thi học kỳ.

- Đề xuất cải tiến phương thức, phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh  sinh viên phù hợp với trình độ đào tạo;

- Ký xác nhận giờ thi kết thúc môn học, mô đun;

- Quản lý kết quả học tập của HSSV; đôn đốc các khoa nhập điểm của HSSV, kiểm tra giám sát dữ liệu nhập điểm của các đơn vị, giải quyết các đơn từ, yêu cầu về sửa điểm, chuyển điểm, bảo lưu điểm của học sinh sinh viên và của các đơn vị; tổng hợp kết quả học tập của HSSV phục vụ các yêu cầu báo cáo;

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp nhận đơn và trình Ban Giám hiệu duyệt giải quyết cho học sinh sinh viên nghỉ học tạm thời, thôi học, trở lại học, học lại cùng khóa sau, chuyển hệ, chuyển trường;

- Lập và quản lý sử dụng các biểu mẫu, sổ sách, kết quả học tập, phổ biến các quy chế, quy định về giảng dạy;

- Quản lý hồ sơ, danh bạ học sinh sinh viên, hồ sơ các khóa học, kết quả học tập của học sinh sinh viên theo quy định;

- Phối hợp với các đơn vị chức năng khác thực hiện công tác chế độ cho học sinh sinh viên thuộc diện chính sách;

- Quản lý in ấn, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập cho người học theo quy định. Quản lý danh sách mở lớp, tốt nghiệp và in ấn chứng chỉ cho học sinh lái xe;

-Thường trực hội đồng sư phạm nhà trường; tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện của HSSV toàn trường, định kỳ theo quy định báo cáo hội đồng sư phạm nhà trường, đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo và thực hiện quy chế giảng dạy; đề nghị khen thưởng học sinh sinh viên trong học tập.

6. Quản lý công tác bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp

*. Công tác duy trì, phát triển hệ thống quản lý chất lượng và 5S.

- Kiểm soát, cập nhật và duy trì hệ thống quản lý chất lượng đã được phê duyệt và ban hành;

- Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc thiết lập và đánh giá thực hiện mục tiêu chất lượng (MTCL) hàng năm của trường và các đơn vị;

- Chủ trì triển khai đánh giá nội bộ, theo dõi các hành động khắc phục, phòng ngừa sau đánh giá;

- Định kỳ báo cáo cho lãnh đạo trường kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và đề xuất các cải tiến;

- Tổng hợp, viết báo báo đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng của trường hàng năm theo yêu cầu của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

- Phối hợp trong hoạt động đánh giá 5S ở các đơn vị trong trường.

* Công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp và đánh giá ngoài

- Chủ trì trong việc tổ chức và hướng dẫn công tác tự đánh giá chất lượng trường và tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo quy định cho các đơn vị trong trường hàng năm;

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ điều phối viên, tổng hợp báo cáo tự đánh giá chất lượng khi có các hoạt động đánh giá ngoài tiến hành tại nhà trường;

- Đề xuất trang bị, quản lý và sử dụng các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động đánh giá chất lượng của nhà trường.

7. Quản lý Thư viện

- Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Thư viện;

- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin cho thư viện, thu nhận, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài sáng kiến đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khóa luận, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, học viên, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện;

- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên của thư viện;

- Quản lý và tổ chức các hoạt động của phòng truyền thống nhà trường;

- Lưu trữ dữ liệu số hóa các tài liệu của nhà trường tại Thư viện theo tiêu chí trường chất lượng cao;

- Quản lý phòng Hội thảo Thư viện. Phục vụ các buổi hội nghị, Hội thảo tổ chức tại thư viện.

8. Công tác khác

- Quản lý tài sản, trang thiết bị được giao của đơn vị; thực hiện 5S tại đơn vị.

- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học; thường trực công tác thanh tra kiểm tra; kiểm định…

- Quản lý các hoạt động của đơn vị theo các yêu cầu của hệ thống bảo đảm chất lượng.

- Quản trị hệ thống phần mềm quản lý đào tạo và phần mềm quản lý dạy học;

- Thực hiện giảng dạy theo phân công;

- Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học;

- Tổ chức thực hiện các dự án về giáo dục nghề nghiệp;

- Cập nhật thông tin, tình hình hoạt động của đơn vị lên Website;

- Quản lý phần mềm dạy học trực tuyến;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo nhà trường giao.

Additional information