Search

Lưu ý
  • Folder doesn't exist or doesn't contain any images

Hội thảo về các giải pháp phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT vào học các trường nghề

Sáng ngày 5-4-2012 tại hội trường trường CĐN CKNN, Hội sinh viên Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo về các giải pháp phân luồng học sinh tốt nghiệp THPT vào học các trường nghề. Tham dự Hội thảo có Đ/C Dương Thị Tuyến - PCT UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng các ban nghành trong tỉnh. Về phía trường có: NGƯT Nguyễn Văn An – BT Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường; các thầy trong BGH; cán bộ TTTS&DVVL; Hiệu trưởng và Bí thư Đoàn các trường THPT; cán bộ phụ trách đội các trường THCS.

Vĩnh Phúc là tỉnh có sự phát triển nhanh về kinh tế, tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV nêu rõ mục tiêu phát triển: “phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” . Để đạt được mục tiêu CNH- HĐH và hội nhập quốc tế, đảm bảo các mục tiêu an sinh xã hội, gắn đào tạo với giải quyết việc làm và sự suy giảm nghèo là yếu tố đặc biệt quan trọng cho sự thành công, là nền tảng của sự phát triển bền vững. Vì vậy nhu cầu lao động qua đào tạo cho doanh nghiệp đang là vấn đề cấp thiết và quan trọng hàng đầu. Từ yêu cầu cấp thiết trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành đề án số 5178/ ĐA- UBND ngày 6-12-2011 về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 37/2011/NQ- HĐND ngày 19-12-2011 về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2011-2015, nhằm đề ra nhiệm vụ, giải pháp cho dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo đối với người lao động ở nông nghiệp và ngành kinh tế khác. Đây là chủ chương lớn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động trong thời kỳ CNH-HĐH của tỉnh. Mục tiêu cụ thể tỉnh đề ra là phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS sang bổ túc văn hóa có học nghề từ 25-30%/ năm, học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề từ 35- 50%.

Đồng chí Dương Thị Tuyến phát biểu tại buổi lễ

Năm học 2012- 2013, tuyển sinh vào lớp 10 chiếm 75% học sinh tốt nghiệp THCS, ổn định 70% ở những năm tiếp theo. Tuyên truyền vận động, tổ chức để 30- 35% học sinh tốt nghiệp THPT đi học nghề, ổn định khoảng 40- 50% vào năm tiếp theo. Để triển khai các chủ chương lớn của tỉnh và đi vào thực tiễn có hiệu quả. Tại  Hội thảo các đại biểu đã tập trung và thảo luận nhiều vấn đề về phân luồng học sinh tốt nghiệp phổ thông vào học các trường nghề.

Toàn cảnh buổi Hội thảo

Vĩnh Phúc là tỉnh có nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng nguồn lao động có tay nghề còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Hiện nay tâm lý của người dân và các em học sinh nói chung đều mong muốn thi vào các trường ĐH- CĐ, không muốn học bổ túc, học nghề, nhưng giữa mong muốn và năng lực của các em học sinh không tương xứng. Vì vậy cần có những giải pháp để phân luồng học sinh tốt nghiệp phổ thông vào các trường nghề đảm bảo chỉ tiêu đề ra, phân luồng đúng chất lượng học sinh không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Phân luồng học sinh tốt nghiệp phổ thông vào học các trường nghề là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Việc phân luồng tốt còn giảm được nhiều chi phí, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề phân luồng học sinh vào các trường nghề, đây là vấn đề nan giải và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Vì vậy cần sự phối hợp giữa các ban ngành, giữa gia đình và nhà trường. Thường xuyên tổ chức hội thảo với các trường THPT, THCS để lắng nghe ý kiến của các em học sinh để từ đó đề ra giải pháp đổi mới chương trình hợp tác, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh với nhiều hình thức và các kênh thông tin như tài liệu, báo chí, truyền hình, Internet…Thông tin về thị trường lao động, nghề nghiệp và việc làm cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp tại các trường THPT là một vấn đề hướng nghiệp hết sức quan trọng, nó giúp cho các em có cơ sở để lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân, với sự phân công lao động của xã hội, với sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Kết hợp đào tạo nghề với thị trường  lao động.

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, các đại biểu có dịp tham quan trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp.

                                                                                                  Nam Toàn

 

Additional information