Search

Lưu ý
  • Folder doesn't exist or doesn't contain any images

Đoàn chuyên gia tư vấn AFD làm việc tại trường

 Ngày 17/03/2015,  đoàn chuyên gia tư vấn AFD đã đến thăm và làm việc tại trường, về phía chuyên gia tư vấn quốc tế có Ngài Stephan veran – Chuyên gia tư vấn dài hạn của Ban QLDA dạy nghề  vốn ODA; Ngài Fabrice FESSARD – Chuyên gia tư vấn nghề Cắt gọt kim loại; Ngài Bruno VOLAND - Chuyên gia tư vấn nghề Hàn; chuyên gia tư vấn trong nước có Ông Tạ Duy Liêm – Chuyên gia tư vấn nghề Cắt gọt kim loại; Ông Nguyễn Đức Thắng – Chuyên gia tư vấn nghề Hàn và Ông Lê Minh Đức – Điều phối viên dự án AFD (Phiên dịch)

 Về phía Ban QLDA dạy nghề  vốn ODA – TCDN có Ông Lưu Mạnh Hùng và Ông Trần Nhật Tân – Cán bộ phòng kỹ thuật  nghiệp vụ; về phía nhà trường có NGƯT.ThS Nguyễn Văn An – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường; các đồng chí trong Ban Giám hiệu, Trưởng các Phòng, Trung tâm và ban lãnh đạo khoa Cơ khí.


Ban Giám hiệu nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng đoàn chuyên gia tư vấn

Đoàn công tác làm việc tại trường từ ngày 17/03/2015 đến 19/03/2015 trong 3 ngày đoàn tập trung trao đổi về một số vấn đề cơ bản như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường, chương trình đào tạo, hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp, các hoạt động giao lưu của học sinh sinh viên, công tác truyền thông, …..

Đoàn chuyên gia tư vấn làm việc tại trường

 Đoàn chuyên gia thăm quan khoa Cơ khí

Dự án được đầu tư cho 5 trường với tổng mức đầu tư là 33.088.978 EURO trong đó vốn ODA tài trợ thông qua Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) là 25.000.000 EURO (gồm một khoản vay 24.500.000 EURO và một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 500.000 EURO) và vốn đối ứng tối thiểu của Việt Nam là hơn 8.088.978 EURO. 

Mục tiêu dự án nhằm: (i) Đầu tư trang thiết bị dạy nghề đồng bộ, hiện đại cho các nghề trọng điểm của 4 trường cao đẳng nghề đã được lựa chọn đầu tư thiết bị để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đạt cấp độ khu vực ASEAN/ Quốc tế, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương và khu vực; (ii) Xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho các nghề đầu tư của dự án theo tiêu chuẩn khu vực ASEAN/ Quốc tế; (iii) Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên các trường thụ hưởng dự án thông qua đào tạo về phương pháp sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề và quản lý; (iv) Xây dựng hệ thống nhà xưởng, cải tạo và/hoặc nâng câp cơ sở hạ tầng trong các trường thụ hưởng Dự án phù hợp với dây chuyền đào tạo hiện đại của các chương trình đạo tạo được đầu tư thiết bị. Năm cơ sở đào tạo nghề thụ hưởng dự án bao gồm: Trường CĐN Cơ khí Nông nghiệp, Trường CĐN Cơ điện Xây dựng Việt Xô, Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất, Trường CĐN LILAMA 2, và Trường TCN Nghi Sơn.

                                                                                             Tin/ảnh: Nam Toàn

 

 

 

Additional information